0
Một trong những vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng của các công trình khi đi vào sử dụng thực tiễn đó là việc chân tường bị thấm nước, nhất là những công trình được xây dựng những nơi có mức độ ẩm thẩm cao. Vấn đề thấm, ẩm thấp ở chân tường gây ra nhiều hậu quả không tốt cho các công trình đang đi và sử dụng.

1. Những nguyên nhân căn bản gây ra thấm chân tường

Kỹ thuật chống thấm

Những vị trí của chân tường dễ bị thấm nước : giữa 2 nhà có khoảng cách nhỏ, chân tường nơi có nền đất ẩm, công trình nơi có khí hậu ẩm thấp, những khu vực sinh sống cạnh biển, chân tường bên ngoài nhà tắm nơi có sự ẩm thấp cao... và một trong những nơi có hiện tượng này rõ nhất đó là những khu vực sinh sống có sương muối vào mùa hè thì hiện tượng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công trình cũng như tính thẩm mỹ. Những nguyên nhân khách quan dẫn đến hiện tượng thấm chân tường :

- Thứ nhất dễ nhận thấy nhất đó là do quá trình xây dựng phần móng, chân tường, những thợ thi công không sử dụng hoặc sử dụng với tỉ lệ không chuẩn xi măng, gây nên những lỗ rỗng giữa những viên gạch với nhau từ đó tạo điều kiện để nước thấm nhanh vào chân tường để hiện tượng thấm chân tường ngày một biểu hiện rõ rệt hơn.

- Thứ 2 : do điều kiện khí hậu khắc nghiện như các vùng gần biển thì hiện muối biển xâm mặn cũng là nguyên nhân dẫn đến việc thấm chân tường.

- Thứ 3 đó là bản chất của vật liệu của xi măng có tính hút ẩm. Đặc biệt, hồ dầu, vữa xi măng càng cũ thì khả năng thấm nước càng mạnh. Do đó, khi gặp điều kiện thì nó sẽ rất dễ dẫn đến việc tạo điều kiện cho thấm chân tường.

- Thứ 4 đó là trong quá trình thi công đã bỏ qua công tác chống thấm ngay từ đầu, đến khi phát hiện ra mới khắc phục.

2. Những giải pháp khắc phục và xử lý chống thấm chân tường:

Kỹ thuật chống thấm 1

Trình tự của quá trình chống thấm chân tường cũng giống như quá trình chống thấm trần, tường hay sàn nhà, cũng cần tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định, các nguyên tắc đó là :

- Chân tường được đục rãnh, sau đó quét 1 lớp vữa gốc xi măng lên các đường rãnh này. Nhờ những tính chất vật lý của vật liệu, sẽ tạo ra các mao dẫn để làm se khít các lỗ ở chân tường.

Vì ảnh hưởng không tốt của việc thấm chân tường đến công trình nên khi thi công ngay từ đầu công trình cần được đề cao biện pháp chống thấm chân tường.

- Sử dụng hỗn hợp : xi măng, cát, phụ gia chống thẩm để tăng khả năng thẩm thấu của nước.

- Tiếp tục trám hỗn hợp trên với độ dày khoảng 0,5cm lên bề mặt tường gạch và đảm bảo toàn bộ bề mặt chân tường đều được phủ kín bằng loại vữa này.

- Nếu muốn đạt hiệu quả cao hơn, có thể quét thêm 1 lớp vật liệu chống thấm tinh thể.

- Hoàn thiện cho bề mặt chân tường.

Đăng nhận xét

 
Top